TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH – KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

I. Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ điện tử viễn thông

Thế giới của chúng ta phát triển song song với tốc độ phát triển của ngành điện tử viễn thông. Những bước phát triển nhảy vọt mà chúng ta thấy được trong ngành công nghệ thông tin và chất lượng cuộc sống phần lớn là nhờ những đóng góp của ngành này. Do đó, không khó để lý giải lý do tại sao nhu cầu tuyển dụng ngành điện tử viễn thông lại liên tục tăng cao đến như vậy trong những năm gần đây.

Trong thập kỷ tới, toàn ngành có mức tăng trưởng dự báo khoảng 7% và sẽ tiếp tục tăng cao. Vì vậy, những người chọn đi theo con đường điện tử viễn thông cũng có cơ hội gây dựng sự nghiệp thành công cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác.

Các mặt hàng điện tử tiêu dùng như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn, laptop, tivi thông minh,… cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn, không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Chúng thậm chí trở thành những sản phẩm thiết yếu trong xã hội hiện đại. Điều này lại một lần nữa khẳng định nhu cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông cao trên toàn thế giới nói chung và đối với từng nền kinh tế nói riêng.

II. Vai trò của Điện tử viễn thông và Kỹ thuật máy tính trong kỷ nguyên số

Trong giai đoạn hiện nay để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cần phải có kiến thức liên ngành. Vì vậy, việc xác định được mối quan hệ giữa ngành Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật máy tính với các ngành Điện, Công nghệ thông tin, Cơ khí trong kỷ nguyên số là rất cần thiết.
Vai trò của thông tin và tri thức trong kỷ nguyên số
Trong kỷ nguyên số, thông tin và tri thức đóng vai trò cốt lõi để tạo ra giá trị gia tăng. Quá trình hội tụ giữa Thế giới vật lý (Physical Sphere) và Thế giới số (Digital Sphere) – được gọi là Chuyển đổi số.

Đặc điểm các ngành đào tạo công nghệ trong kỷ nguyên số

Các ngành đào tạo kỹ thuật, công nghệ trong kỷ nguyên số có tính liên ngành và đa ngành, không còn ranh giới rõ rệt giữa các ngành: Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật máy tính, Điện, CNTT, Cơ khí.

Mối quan hệ giữa Điện tử Viễn thông và Kỹ thuật máy tính với các ngành

Ngành Điện tử Viễn thông (mạng viễn thông, 5G, IoT, các hệ thống điện tử thông minh,…) và ngành Kỹ thuật máy tính (lập trình hệ thống nhúng, quản trị hệ thống máy tính, trí tuệ nhân tạo,…) là Cơ sở hạ tầng cho Chuyển đổi số, Kinh tế số, là trung tâm của nhiều ngành mũi nhọn và có mối quan hê chặt chẽ với ngành Điện (lưới điện thông minh – Smart Grid); với ngành Cơ khí (hệ cơ thông minh, robot); với ngành CNTT (Khoa học dữ liệu, Hệ thống thông tin).

Hiện nay, cùng với sự phát triển của Khoa học công nghệ, ngành Điện tử viễn thông và Kỹ thuật máy tính ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Bằng việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến theo nhiều phương thức khác nhau, hai ngành này đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, hiện thực hóa khả năng kết giữa người – người, giữa thế giới thực – thế giới ảo.

III. Tương lai của ngành điện tử viễn thông

Với sự phát triển xã hội hiện đại, năng suất lao động được nâng cao, đòi hỏi sự chuyên hóa của các máy móc và thiết bị tự động. Điều này dẫn đến sự ra đời của các loại máy móc điện tử tinh vi nhằm hỗ trợ sản xuất tăng hiệu quả lao động.

Mặt khác, ngành điện tử viễn thông chiếm vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc trên toàn cầu. Đặc biệt giúp cho việc trao đôi thông tin giữa con người với nhau trở nên thuận lợi ở bất cứ nơi đâu, bất kì lúc nào. Do đó, ngành điện tử viễn thông cùng với ngành công nghệ thông tin là những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong tất cả các ngành nghề tại Việt Nam. Hơn nữa, tỷ lệ cạnh tranh về cơ hội việc làm ở lĩnh vực này cũng không quá gay gắt.

VI. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử – viễn thông sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:

– Kỹ sư tư vấn và thiết kế: trong hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực điện tử viễn thông và công nghệ thông tin;

– Kỹ sư vận hành/giám sát: trong các doanh nghiệp sở hữu và khai thác hạ tầng truyền thông;

– Kỹ sư phát triển ứng dụng: trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, các tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng hệ thống mạng và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin;

– Chuyên gia kỹ thuật: trong các doanh nghiệp triển khai hệ thống ICT trong điều hành sản xuất, kinh doanh;

– Cán bộ quản lý, điều hành về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin trong các tổ chức, cơ quan nhà nước;

– Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu: trong các viện nghiên cứu, trường đại học.

===> Đăng ký học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông hệ từ xa online tại: tuxa.daihoctructuyen.com.vn

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *