Bộ GD&ĐT: Đề thi tham khảo sẽ khó hơn đề thi chính thức

Ngành Kế toán là gì? Ra trường làm gì?

Thông tin được chia sẻ từ Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trong chuyến công tác tại Yên Bái. Tại đây, Thứ trưởng đã đưa ra những lưu ý cho các em học sinh, lắng nghe tâm sự của các em về những thắc mắc về kỳ thi năm nay.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ động viên các em học sinh nên tập trung ôn tập nhưng không để tâm lý quá căng thẳng, Bộ GD&ĐT sẽ tạo điều kiện thuận lợi về các điều kiện dự thi cho các em. Do ảnh hưởng của dịch Covia-19 nên kỳ thi sẽ có những thay đổi phù hợp với điều kiện học tập của học sinh. Cụ thể hơn về đề thi sẽ được giảm độ khó so với đề thi của những năm trước và chắc chắn sẽ không khó hơn đề tham khảo đã được công bố trước đó. Dù vậy, các em học sinh vẫn cần lưu ý vì đề thi vẫn có sự phân hóa để nhằm mục đích phân loại học sinh.

Lên phương án dự bị cho những sự cố có thể xảy ra

Theo kinh nghiệm thời tiết của những năm trước, rất có thể sẽ xảy ra những diễn biến thời tiết phức tạp như mưa, lũ… Để chuẩn bị cho những phương án khắc phục sự cố, Ban chỉ đạo huyện Yên Bình (Yên Bái) đã lên danh sách những thí sinh ở xa điểm thi, có khó khăn trong đi lại hoặc bị cắt đứt liên lạc sẽ được hỗ trợ ăn nghỉ ở gần điểm thi. Bên cạnh đó, phương án vận chuyển và bảo quản đề thi, bài thi cũng được bố trí cẩn thận.

Bộ cũng có phương án nếu có thí sinh trong phòng thi bị nghi nhiễm Covid-19. Mặc dù ở Việt Nam, tình hình dịch cũng đang được đẩy lùi, nhưng Thứ trưởng vẫn hỏi về phương án dự phòng khi kiểm tra tại các điểm thi, nếu xảy ra trường hợp có thí sinh bị nghi nhiễm Covid-19 trong phòng thi.

Trả lời câu hỏi của Thứ trưởng, lãnh đạo Sở y tế Yên Bái cho rằng, nguy có xảy ra trường hợp thí sinh mắc Covid-9 trong phòng thi là rất thấp, nước ta đã làm rất tốt việc kiểm soát nguồn lây nhiễm cộng đồng. Tuy nhiên Sở vẫn không chủ quan, lơ là trong việc xây dựng phương án để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra. Tại các điểm thi, nếu có thí sinh nào có biểu hiện nghi ngờ nhiễm hoặc có tiếp xúc với người bệnh sẽ được tến hành cách ly tại chỗ, sau đó được đưa đến cơ sở y tế tỉnh hoặc cơ sở y tế chuyên trách.

Theo Thứ trưởng, điều quan trọng là không để tình trạng xấu nhất xay ra, trong tình huống giả định có thi sinh nhiễm Covid-19 hoặc thí sinh là F1, lãnh đạo Sở y tế phải chủ động có phương án ứng phó. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cần sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành Y tế, có thể cho thí sinh làm bài thi trong phòng cách ly với sự theo dõi và bảo vệ, đảm bảo tuân thủ đúng quy định về quy chế thi giống như những thí sinh ở phòng thi bình thường.

Chọn đúng người coi thi tốt nghiệp THPT

Chọn đúng người tham gia vào công tác coi thi phải tránh những cán bộ nhăm nhăm “giúp người”. Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái – Ông Dương Văn Tiến cho biết – “Chúng tôi xác định phải tránh ngay từ đầu những cán bộ chưa vào làm nhiệm vụ thi mà đã nhăm nhăm giúp người này người kia. Việc cố tình vi phạm là rất khó kiểm soát nên phải chọn cán bộ làm thi rất kỹ”.

Ông Dương Văn Tiến – Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong buổi trao đổi

Ông Tiến cũng bổ sung thêm, các cán bộ tham gia từng khâu coi thi không phải tổ chức học quy chế mà phải thông qua kiểm tra quy chế coi thi. Nếu kiểm tra không đạt phải học lại, học lại không đạt thì không cho làm công tác thi cử. Đặc biệt, kiểm soát kỹ các khâu in sao đề, vận chuyển, bảo quản đề thi và bài thi.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, yếu tố con người trong làm nhiệm vụ thi là vô cùng quan trọng.  “Dù năm nay kỳ thi được gọi là thi tốt nghiệp THPT, nhưng phần lớn các trường ĐH vẫn lấy kết quả của kỳ thi để tuyển sinh. Do vậy, tính chất cạnh tranh rất gay gắt, không thay đổi nhiều so với kỳ thi THPT quốc gia các năm trước về bản chất”. Bên cạnh đó, trách nhiệm của người đúng đầu ban chỉ đạo thi các tỉnh là rất lớn, cần tiếp tục tạo niềm tin cho xã hội như kỳ thi năm 2019.

(Theo Báo Thanh niên)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *