Làm sao để mẫu CV xin việc kế toán lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng? Làm sao để được mời đến phỏng vấn? Làm sao để trả lời những câu hỏi phỏng vấn kế toán thông minh nhất? Làm sao để sau khi về nhà, bạn nhận được thư mời làm việc từ công ty? Những kinh nghiệm xin việc kế toán dưới đây sẽ giúp bạn!
1 . Vòng 1: Hồ sơ như thế nào mới được duyệt
Hồ sơ xin việc là một giấy tờ quan trọng; vì nó là bản mô tả một cách tổng quan nhất về bạn; là chiếc cầu nối để bạn tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng. Bạn cần trau chuốt hồ sơ xin việc của mình ở các thông tin:
– Mục tiêu nghề nghiệp: đây là thông tin đầu tiên trong hồ sơ xin việc; cho biết định hướng và mục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Để viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng; bạn nên nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc xem nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên. Bạn cần viết mục tiêu rõ ràng, chi tiết nhưng đừng quá “khiêm tốn” khiến nhiều nhà tuyển dụng không thèm chú ý đến hồ sơ của bạn.
– Thành tích học tập: là sinh viên mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nổi bật. Bù lại, bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng về thông tin học vấn của mình. Rất nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập vượt trội, vậy thì bạn hãy trình bày “trình độ học vấn” ngay sau phần “mục tiêu nghề nghiệp”. Đừng quên giới thiệu thành tích học tập và trình bày những khóa học bạn đã tham gia hay bằng cấp đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển.
– Kinh nghiệm làm việc: với các bạn mới ra trường, nhà tuyển dụng không khó để biết được bạn chưa có một kinh nghiệm chính thức và dài hạn tại một công ty. Vì vậy, hãy trình bày những kinh nghiệm quý báu bạn đã có trong thời gian thực tập kế toán hay việc làm bán thời gian trước đây hay bạn đã học kinh nghiệm từ một trung tâm nào đó . Nêu bật những thế mạnh cho thấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho công ty. Đặc biệt là đối với nghề kế toán, rất yêu cầu bạn phải có những kinh nghiệm thực tiễn hay là những kiến thức thực tế.
Hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường đều rất bỡ ngỡ trong quá trình tìm kiếm việc làm và tiếp cận với các doanh nghiệp để xin việc làm. Một điều dễ nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp khi đăng thông tin tuyển dụng đều đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm trong khi sinh viên mới ra trường, nếu không có doanh nghiệp nào nhận vào làm, không đi làm thì lấy kinh nghiệm ở đâu?
Vì vậy, hãy trình bày những kinh nghiệm quý báu bạn đã có trong thời gian thực tập kế toán hay việc làm bán thời gian trước đây hay bạn đã học kinh nghiệm từ một trung tâm nào đó . Nêu bật những thế mạnh cho thấy bạn sẽ là một nhân viên tích cực, sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho công ty. Đặc biệt là đối với nghề kế toán, rất yêu cầu bạn phải có những kinh nghiệm thực tiễn hay là những kiến thức thực tế.
– Kỹ năng: nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng làm việc. Bạn có thể nêu tốc độ đánh máy nhanh, khả năng giao tiếp xuất sắc như những kỹ năng nổi bật của mình. Ngoài ra, nếu bạn có tham gia những khóa học kế toán thực hành , làm việc nhóm… hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng ngay, chắc chắn bạn sẽ được cộng thêm điểm. Những kỹ năng này rất cần thiết cho một kế toán viên.
– Thông tin khác/ thông tin bổ sung: hầu như rất nhiều ứng viên đều bỏ qua phần này nhưng để có một hồ sơ hoàn chỉnh, bạn cần đầu tư thêm cho mục cuối cùng này. Bạn có thể tận dụng phần thông tin khác trong hồ sơ để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tính cách, sở thích và những thói quen cá nhân của mình. Nếu bạn là người tỉ mỉ, cẩn thận và chăm chỉ, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn phù hợp vị trí kế toán mà họ đang cần
2. Vòng 2: Đi phỏng vấn
Thông thường, vị trí kế toán sẽ phải có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của công ty (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ.
Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học!
Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi những bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm.
3. Giai đoạn thử việc
Chinh phục được nhà tuyển dụng ở hai giai đoạn nộp hồ sơ và phỏng vấn không có nghĩa là bạn được vào làm chính thức tại công ty đó; mà để có được vị trí kế toán viên thực thụ bạn cần làm tốt giai đoạn thử việc. Mỗi công ty đều có những đặc trưng riêng; có những văn hóa doanh nghiệp riêng; do đó bạn cần có được tinh thần thoải mái; hòa đồng; sẵn sàng làm bất cứ việc gì được giao; chuẩn bị tốt những kiến thức nghiệp vụ để có thể tiếp tục chinh phục các nhà tuyển dụng của bạn.
Kinh nghiệm xin việc kế toán có lẽ sẽ không có ai có một đáp án chung. Nhưng hy vọng với những chia sẻ này; bạn có thể rút ra cho mình được những điều cần lưu ý khi đi xin việc kế toán cũng như sớm có được công việc mà mình mong muốn. Đến với hệ thống đào tạo cử nhân trực tuyến E-Learning, các bạn có thể học tiếp để nâng cấp văn bằng của mình, giúp mình thăng tiến hơn trong công việc, bằng hình thức vừa học vừa làm học đến đâu áp dụng đến đó. Chúc các bạn thành công.