Học khối kỹ thuật hay công nghệ dễ kiếm việc làm?

Học kỹ thuật, công nghệ có dễ kiếm việc làm?

Kỹ thuật và công nghệ là các khối ngành đang khan hiếm nhân lực và được dự báo tiếp tục cần nhiều nhân lực trong thời gian tới. Trong khi đó, thực tế tuyển sinh những năm gần đây cho thấy nhiều ngành thuộc khối kỹ thuật và công nghệ chưa thu hút người học, tỷ lệ chọi thấp và điểm chuẩn chỉ ở mức sàn.

Học kỹ thuật, công nghệ có dễ kiếm việc làm?

Theo chương trình chọn nghành học tương lai các chuyên gia nhận định:
Tham dự buổi trực tuyến, các chuyên gia sẽ có những dự báo nhu cầu nhân lực, định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai liên quan khối ngành này. Đại diện các trường có đào tạo khối ngành này sẽ cung cấp thông tin tuyển sinh mới nhất của trường mình trong năm 2020.
Kỹ thuật, công nghệ là những ngành luôn cần thiết trong các giai đoạn phát triển của xã hội. Đây cũng là những ngành học rất đa dạng và có hầu hết ở các trường đa ngành. Nhu cầu nhân lực của khối ngành này là rất lớn. Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), từng nói: “Trong khi xu hướng thế giới đang nghiêng về khối ngành kỹ thuật thì ngành này lại ít được sinh viên quan tâm”.

TS Hà Thúc Viên: Vai trò của khoa học công nghệ là nền tảng phát triển kinh tế xã hội. Trong một giai đoạn nào đó người ta hiểu kỹ thuật là nặng nề để học hành, người ta chọn những ngành học nhanh, học dễ dàng hơn để kiếm tiền. Nhưng nền tảng để xã hội phát triển đó là công nghệ.
Chúng ta cũng không thể chỉ tập trung khoa học kỹ thuật để quên những lĩnh vực khác. Lợi ích khoa học công nghệ cũng cần hài hòa để phục vụ cho sự phát triển chung của xã hội.
Tôi đưa một ví dụ, trước đây người ta nói marketing là đi quảng bá sản phẩm. Nhưng sau đó là công nghệ, như trí tuệ nhân tạo, công nghệ số… đưa ra những dự báo, nhu cầu, thị hiếu… phân phối cho khách hàng.

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn: Hiện nay để xã hội phát triển thì nền tảng vững chức nhất là công nghệ, kỹ thuật. Nó tác động lớn tới tất cả các ngành nghề còn lại. Muốn công nghiệp phát triển phải phát triển kỹ thuật công nghệ.
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tác động trực tiếp tới giáo dục đào tạo. Trường nào có nền tảng khoa học công nghệ sẽ đào tạo online tốt thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Chưa khi nào chúng ta thấm thía vai trò của công nghệ trong đào tạo như lúc này.
Nhân lực khối ngành này luôn cần, luôn thiếu. Chúng tôi đảm bảo 100% có việc làm sau khi ra trường, nhưng các em lại ít đăng ký. Ví dụ công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật nhiệt, năm 3, 4 các em đã có việc làm.

PGS-TS Nguyễn Trọng Phước: Vai trò của các ngành khoa học công nghệ nói chung là xương sống để phát triển xã hội. Gần như 100% sinh viên khối ngành này đều có việc làm vì ngành này rộng và bao hàm nhiều lĩnh vực như xây dựng, điện lực, cơ khí, CNTT… Chứ không phụ thuộc vào yếu tố thời thượng hay xu hướng…

PGS-TS Nguyễn Thế Dương: Chúng ta đang gặp phải các thiên tai, dịch họa như dịch Covid-19 và hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long, muốn giải quyết các vấn đề này thì phải có kỹ thuật, công nghệ về việc xử lý trong y khoa, môi trường. Kỹ thuật là nền tảng, tất nhiên để lưu thông thì phải có các ngành dịch vụ và xã hội nhân văn. Chúng ta phải phát triển mạnh về kỹ thuật nông nghiệp để trụ vững giữ thời kỳ khủng hoảng lương thực. Phải phát triển công nghệ cao để giải quyết các bài toán ngày càng khó trong cuộc sống.
Công nghệ hiện nay phát triển quá nhanh nên các ngành nghề phải ứng dụng công nghệ mới có thể cạnh tranh. Ví dụ kinh doanh bất động sản, bán hàng… cũng phải hiểu công nghệ mới kinh doanh tốt được. Xu hướng giao thoa giữa người làm kinh doanh và người làm công nghệ rất lớn.

TS Hà Thúc Viên: Người ta nói, ông thầy học hôm qua, làm việc hôm nay, cho trò làm việc ngày mai. Tri thức của thầy không cũ, mà họ đi trước, trong mọi vấn đề đang xảy ra trong đời sống. Ví dụ việc cải tạo nhà thờ Đức Bà, công trình cổ điển nhưng dùng công nghệ hiện đại.
Ô tô là lĩnh vực, tích hợp cơ khí, điện, tự động hóa, công nghệ thông tin, khoa học vật liệu. Có lần tôi đề xuất với các giáo sư, cần mở ngành kỹ thuật ô tô ở Trường ĐH Việt Đức, ông ấy nói không. Ông ấy nói ô tô là một ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành. Các em học cơ khí, khoa học vật liệu, công nghệ thông tin, marketing… các em cũng có thể làm việc trong ngành ô tô được. Tôi biết một số trường như Sư phạm kỹ thuật, Bách khoa đều có ngành kỹ thuật công nghệ ô tô.

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn: Hiện nay chúng ta có 7 khối ngành đào tạo, khối ngành 5 có tất cả 8 lĩnh vực, kỹ thuật công nghệ là một nhóm trong đó. Trường ĐH Văn Lang có ngành công nghệ kỹ thuật ô tô mở từ năm 2019, qua 1 năm thấy nhu cầu của người học rất lớn và nhân lực trong hiện tại cũng rất cần.
Trường có 3 ngành liên quan đến xây dựng gồm Kỹ thuật công trình xây dựng (hiện có 340 sinh viên, chỉ 7 sinh viên nữ), quản lý xây dựng và kỹ thuật công trình giao thông. Hiện các ngành này đào tạo ra kỹ sư, gần như sinh viên năm cuối đều đã có việc làm. Không chỉ những ngành này, nhiều ngành kỹ thuật khác cũng rất dễ kiếm việc làm.

TS Hà Thúc Viên: Trước đây chúng ta nghĩ nghề cơ khí là chỉ để cho nam, nhưng bây giờ các nghề khoa học kỹ thuật rất khuyến khích các bạn nữ. Cả nam và nữ đều phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật.

PGS-TS Nguyễn Thế Dương: Nam hay nữ đều có thể học được các ngành kỹ thuật do hiện nay công nghệ làm thay đổi cách lao động. Các xưởng sản xuất ô tô điều khiển bằng hệ thống tự động, các nhà xưởng nhà máy trong điều kiện làm việc tốt, mát mẻ, nhẹ nhàng chứ không phải chỉ ra ngoài công trường làm những công việc nặng nhọc. Nhiều công việc như hoạch định chiến lược, thiết kế, mô phỏng, dự toán… Có những công việc nữ làm việc hiệu quả hơn vì có sự tỉ mỉ, uyển chuyển, linh hoạt, cẩn thận…

PGS-TS Nguyễn Trọng Phước: Chuyện nam hay nữ nên học kỹ thuật công nghệ thì thực tế Trường ĐH Mở hiện có 2 ngành là kỹ thuật xây dựng và quản lý xây dựng. Thật ra do tâm lý nên ngành kỹ thuật xây dựng thì ít sinh viên nữ hợn.
Ngành quản lý xây dựng là ngành rất mới vì liên quan đến công nghệ. Ngành này học khoảng 80% là kinh tế và còn lại là kỹ thuật và đa phần sinh viên nữ chọn ngành này.
Mỗi năm trường tuyển 100 thì có năm đến 80 sinh viên nữ vào học. Xây dựng không chỉ là lên công trình đổ bê tông mà cần có các chuyên viên thực hiện chuyên môn phối hợp kinh tế với xây dựng.

*** Thưa quý độc giả, quý phụ huynh, chúng tôi hy vọng quý vị đã có được những thông tin, hiểu biết cần thiết về khối ngành kỹ thuật và công nghệ để có thể quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH. 

Hãy chọn nghề nghiệp theo đam mê của mình bạn nhé!Chúc các bạn thành công!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.