Một câu hỏi mà rất nhiều bạn đang là học sinh, sinh viên thắc mắc rằng, học Luật ra trường có dễ kiếm việc làm không? Xin trả lời với các bạn rằng, dễ hay không còn phụ thuộc vào kiến thức pháp luật mà các bạn tích lũy được và các kỹ năng cần thiết khi ra trường.
Bởi lẽ thị trường lao động hiện nay vẫn đang “khát” nhân lực tài năng, nhất là các bạn học ngành Luật, nhưng nếu các bạn không trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết trước khi ra trường thì dù thị trường lao động vẫn đang “khát” cử nhân Luật thì các bạn vẫn có thể trong tình trạng thất nghiệp.
Công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng
Luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
(Điều 10: Luật luật sư 2006– https://thuvienphapluat.vn/)
Trợ giúp viên pháp lý
Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có bằng cử nhân luật;
c) Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
d) Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên;
đ) Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(Khoản 1 điều 21 Luật trợ giúp pháp lý 2006)
Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc một trong các trường hợp không được tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:
a) Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
b) Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng;
c) Luật sư, Tư vấn viên pháp luật.
(Khoản 1 điều 22 Luật trợ giúp pháp lý 2006)
Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
Khoản 2 điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014
Tư vấn viên pháp luật
Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên
Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học
– Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.
Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.
– Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
– Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2011/NĐ-CP.
Báo cáo viên pháp luật
Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
b) Có khả năng truyền đạt;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
(Khoản 2 điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật)
Kiểm sát viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên
(Khoản 2 Điều 75 Luật tổ chức kiểm sát nhân dân 2014)
Ngoài ra còn một số ngành nghề khác như :Giảng viên ngành Luật,Trợ lý luật sư, Kiểm tra viên ngành Kiểm sát,.. Đòi hỏi nhân lực tài năng, nhất là các bạn học ngành Luật
Do đó, cơ hội nghề nghiệp của Ngành Luật là cái thu hút nhiều người đăng ký học ngành này, đặt ngành là nguyện vọng đầu.
Nếu bạn muốn học Luật mà chưa có cơ hội được học và đang có dự tính học thì hãy tham khảo ngay chương trình Đại học trực tuyến của trường Đại học Mở Hà Nội.
Những lợi thế khi tham gia học Luật của trường:
- Học onl 100% tại nhà, tạo điều kiện cho những bạn vừa học vừa làm, có lịch bận rộn
- Tiết kiệm thời gian và chi phí học
- Nhận bằng Đại học chính quy
- Không thi đầu vào, chỉ xét tuyển
- Đăng ký ngay tại địa chỉ:
- Số điện thoại tư vấn học : 0375.493.817