Ứng Dụng Của Công Nghệ Thông Tin Trong Chăm Sóc Sức Khỏe

Trong giai đoạn 4.0, công nghệ thông tin (CNTT) tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe không ngoại lệ. CNTT đã và đang mang lại nhiều sự chuyển biến đáng kể cho ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe

Từ việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đến cập nhật hồ sơ, bệnh án điện tử, CNTT đã và đang mang lại những bước nhảy vọt cho ngành y tế. Các chuyên gia ước tính đến năm 2024, thị trường CNTT chăm sóc sức khỏe có thể đạt 390,7 tỷ USD.

Công nghệ thông tin chăm sóc sức khỏe là gì?

Khi nhắc đến CNTT, ta thường nghĩ đến việc sử dụng máy tính, viễn thông và các hệ thống khác để thu thập, xử lý, lưu trữ, truy xuất và chia sẻ thông tin. CNTT chăm sóc sức khỏe (Healthcare Information Technology – HIT) để cập đến việc sử dụng công nghệ hiệu quả, an toàn để quản lý thông tin liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Mục đích chính của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe là cải thiện và cá nhân hóa hành trình khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân. HIT cho phép bác sĩ kết nối, giao tiếp với bệnh nhân một cách hiệu quả, duy trì sự riêng tư và giúp người bệnh phục hồi tốt hơn.

Ý nghĩa của công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe

Mục tiêu cuối của việc ứng dụng CNTT trong y tế là nâng cao sức khỏe tổng quát của người dân, thông qua các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc và rèn luyện hiệu quả.

Với dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin đóng vai trò:

  • Cung cấp thông tin chính xác hơn, từ đó đưa ra những phương pháp tiếp cận và điều trị phù hợp, có thể tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân.
  • Cho phép đưa ra các quyết định liên quan đến rủi ro sức khỏe của cá nhân, công chúng một cách nhanh hơn.
  • Hỗ trợ bệnh nhân giao tiếp dễ dàng hơn với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội cho cả bệnh nhân và chuyên gia.
  • Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.

Công nghệ thông tin tạo ra bước nhảy vọt trong ngành y tế – Ảnh: Internet

Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, chăm sóc sức khỏe

CNTT được ứng dụng theo nhiều cách để nâng cấp hệ thống y tế, hỗ trợ bệnh nhân được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.

Hồ sơ điện tử

Một trong những ứng dụng đáng chú ý nhất của HIT là quản lý hồ sơ và dữ liệu bệnh nhân. Trước đây, hồ sơ giấy được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, hồ sơ giấy rất dễ thất lạc hoặc hư hỏng theo thời gian.

CNTT giúp bác sĩ theo dõi hồ sơ bệnh án một cách dễ dàng hơn. Bác sĩ, y tá, hộ lý có thể thêm các thông tin về kết quả xét nghiệm, chụp chiếu, dùng thuốc, xây dựng biểu đồ ảo để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Theo các cuộc khảo sát, nhân viên y tế sử dụng hồ sơ điện tử tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc ghi chép, đồng thời hạn chế tối đa sai sót trong nhập liệu.

Cổng thông tin điện tử dành cho bệnh nhân

Cổng thông tin điện tử dành cho bệnh nhân là một ứng dụng trực tuyến. Hệ thống cung cấp cho bệnh nhân quyền truy cập vào hồ sơ thông tin sức khỏe cá nhân của họ và giao tiếp điện tử 2 chiều với nhà cung cấp dịch vụ y tế bằng máy tính hoặc thiết bị di động.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cổng thông tin điện tử đã cải thiện kết quả chăm sóc, phòng ngừa, giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về bệnh tật và tự quản lý sức khỏe hiệu quả hơn.

Theo dõi, khám chữa bệnh từ xa

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến việc chuyển đổi hình thức khám chữa bệnh trực tiếp sang khám chữa bệnh từ xa. Rất nhiều ứng dụng kết hợp Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence), Internet vạn vật (IoT – Internet of Things),… giúp kết nối bệnh nhân với chuyên gia y tế thông qua thiết bị di động, máy tính.

Hình thức khám chữa bệnh từ xa giúp hạn chế tiếp xúc trong thời điểm dịch bệnh, tiết kiệm thời gian di chuyển, xếp hàng chờ đợi lấy số.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế có thể giám sát bệnh nhân từ xa, giao tiếp và trao đổi tình trạng liên tục. Hình thức khám chữa bệnh này giúp cải thiện kết quả của bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, bao gồm: Suy tim, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn và tăng huyết áp. 

Nghiên cứu cho thấy rằng, công nghệ y tế từ xa cải thiện kết quả lâm sàng của nhiều bệnh nhân, tăng cường khả năng tiếp cận của cộng đồng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thúc đẩy sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ.

->>Đăng ký học ngành Công nghệ thông tin tại : tuxa.daihoctructuyen.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *