Các trường đại học đang tổ chức xét tuyển và thi tuyển bằng các phương thức riêng. Với những trường đại học tốp đầu, các kỳ thi riêng có vai trò quan trọng trong tuyển sinh
Kỳ thi đánh giá tư duy năm nay được ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức vào ngày 15/7 tại Hà Nội (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và các trường lân cận), Hải Phòng (Trường ĐH Hàng hải Việt Nam), Nghệ An (ĐH Vinh), Tuyên Quang (Trường ĐH Tân Trào) và Đà Nẵng (Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng). Hiện có 20 trường ĐH sẽ sử dụng kết quả bài thi này để xét tuyển năm học 2022. Từ ngày 25/5, ĐH Bách khoa Hà Nội mở cổng đăng ký kỳ thi đánh giá tư duy dành cho thí sinh, thời gian tới 17h ngày 15/6. Năm nay, kỳ thi được mở rộng về quy mô, phạm vi và số trường sử dụng kết quả để xét tuyển so với những năm trước. Các câu hỏi trong bài thi có tính phân loại cao với phổ điểm rộng. Với phương thức này, những ngành nổi trội sẽ dễ dàng lựa chọn được sinh viên xuất sắc.
Chỉ tiêu xét tuyển của ĐH Bách khoa Hà Nội dựa trên kỳ thi đánh giá tư duy tăng mạnh, chiếm đến 50 – 60% trong tổng số 7.990 chỉ tiêu. Đặc biệt một số ngành “hot” của ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay sẽ không dành chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Hiện có 3 kỳ thi riêng tại Việt Nam có kết quả được áp dụng rộng rãi trong xét tuyển đại học. Đó là kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM và kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội. Kỳ thi đánh giá năng lực của hai ĐH Quốc gia được tổ chức từ 2 đợt trở lên. Riêng kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ được tổ chức duy nhất một đợt thi sau khi thí sinh hoàn thành thi tốt nghiệp THPT.
Vừa thi trắc nghiệm, vừa thi tự luận trên máy tính
Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TPHCM sẽ diễn ra từ ngày 1-3/6.
Theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, kỳ thi lần đầu tiên được tổ chức này thu hút gần 1.900 thí sinh tham dự 6 môn thi. Mỗi thí sinh được đăng ký dự thi nhiều môn. Môn Toán sẽ thi liên tục trong 3 buổi (sáng 1/6, chiều 1/6 và sáng 2/6) với 666 thí sinh. Cùng thời gian trên, môn Vật lý có 217 thí sinh, môn Hoá học có 252 thí sinh và môn Sinh học có 64 thí sinh. Môn Ngữ văn sẽ thi vào chiều 2/6 với 325 thí sinh, môn tiếng Anh diễn ra sáng 3/6 với 565 thí sinh.
ÐH Quốc gia Hà Nội đã tổ chức một số đợt thi đánh giá năng lực. Kết quả của thí sinh không cao như dự kiến. Vì thế, Trường ÐH Kinh tế Quốc dân đã phải hạ điểm sàn đối với phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do ÐH Quốc gia Hà Nội tổ chức từ 120 điểm xuống 85 điểm.
Thí sinh thực hiện bài thi này trên máy tính. Trong đó, các bài thi đánh giá năng lực Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn. Ở bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh, thí sinh làm trong 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 – 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam. Ngữ liệu trong đề thi được lấy trong các lĩnh vực khác nhau.
Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn dù diễn ra trong 90 phút (gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn) nhưng có nội dung kiểm tra bài văn nghị luận xã hội với khoảng 600 từ. Chủ đề bài văn nghị luận xã hội sẽ được ra theo hướng mở.
Ông Trung lưu ý, thí sinh làm bài thi trên máy tính cần thực hiện theo hướng dẫn dự thi của trường. Riêng với môn Ngữ văn, ngoài chuẩn bị nội dung, thí sinh cần chuẩn bị kỹ năng soạn thảo văn bản thật tốt vì sẽ phải làm bài thi bằng cách nhập văn bản (đánh máy) bằng máy tính.
Theo ông Trung, thí sinh truy cập hệ thống bằng tài khoản cá nhân, kiểm tra thông tin cá nhân từ giấy báo dự thi. Nếu vẫn chưa nhận được giấy báo dự thi hoặc có sai sót thì liên hệ với trường để bổ sung, điều chỉnh. Với giấy báo dự thi đã hoàn toàn chính xác thì, thí sinh cần in và mang theo khi dự thi. Đồng thời, thí sinh mang theo CMND hoặc CCCD.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN HỆ ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN TẠI ĐH MỞ HÀ NỘI
KHÔNG THI ĐẦU VÀO – CHỈ XÉT TUYỂN PHÙ HỢP VỚI TẤT CẢ CÁC BẠN
NGỒI NHÀ HỌC – NHẬN BẰNG ĐH