Ngành Luật Kinh tế

Ngành Luật Kinh tế

Luật Kinh Tế từ lâu đã không còn là ngành học lạ lẫm với các bạn học sinh, sinh viên. Song độ hot của Luật Kinh tế chưa bao giờ giảm, đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi các hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và vô cùng sôi động, cử nhân Luật Kinh Tế ngày càng có nhiều đất dụng võ hơn. 

I. LUẬT KINH TẾ LÀ GÌ?

Luật kinh tế là một trong những ngành nghề không thể thiếu của nền kinh tế tri thức hiện đại, điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thế kinh doanh với nhau.

Luật kinh tế gắn liền với sứ mệnh định hướng và kiến tạo, đảm bảo cho môi trường kinh doanh công bằng và bền vững. Ở những vị trí và công việc nhất định, việc hiểu và năm rõ luật sẽ giúp chúng ta tránh được những sai phạm, rủi ro trong quá trình thương thảo, hợp tác, đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương hay trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.

Theo chương trình đào tạo của các trường đào tạo ngành Luật hiện nay, một số môn học then chốt của ngành Luật kinh tế có trong chương trình giảng dạy như: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng…

II. 5 LÝ DO NÊN CHỌN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

1. Sinh viên học ngành luật kinh tế có khả năng giỏi toàn diện

Học Luật Kinh Tế, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành luật nói chung kết hợp với kiến thức đặc thù của kinh tế, thương mại nói riêng, ứng dụng những kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập vào các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, tư vấn về các vấn đề pháp lý, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, tiến hành các hoạt động tố tụng.,

Ngoài ra, người học còn được trang bị thêm các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để trưởng thành trong nhận thức và giao tiếp. Những trường đại học uy tín đào tạo ngành luật kinh tế rất chú trọng đến đào tạo kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm,… Nhờ đó, cử nhân Luật Kinh Tế sau khi ra trường có thể nắm chắc kiến thức và các kỹ năng cần thiết, tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.

2. Cơ hội việc làm ngành Luật kinh tế rộng mở, tỷ lệ có việc làm cao

Lý do nên chọn ngành luật kinh tế liệu có phải là vì cơ hội việc làm ngành luật kinh tế tốt không?

Nghề Luật nói chung đều có cơ hội việc làm rộng mở, dễ xin được việc làm sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt đối với ngành Luật Kinh tế, nhóm ngành đang được xếp vào nhóm các ngành thiếu nhân lực với những vị trí công việc vô cùng đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như: chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư; chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan nhà nước; nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế,…

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp ngành luật kinh tế, bạn có cơ hội học tiếp lên các bậc học cao hơn như: Học thạc sĩ, nghiên cứu sinh ngành luật học, tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ chức danh tư pháp (Thẩm phán, Luật sư, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên,…) và tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học liên quan đến lĩnh vực luật học và quản lý hành chính nhà nước.

Đồng thời, theo thống kê của các cơ sở đào tạo Luật Kinh Tế trên toàn quốc, tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp của Cử nhân Luật Kinh Tế cũng ở mức khá cao. Cụ thể, báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của trường ĐH Luật Hà Nội, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm chiếm tới 97,94% trên tổng số sinh viên phản hồi, và chiếm 53,62% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp. Ngành Luật Kinh Tế đang và sẽ chứng tỏ sức hút về đào tạo và cơ hội việc làm trong tương lai.

5 lý do nên chọn ngành Luật Kinh tế

3. Mức thu nhập hấp dẫn

Lý do nên chọn ngành luật kinh tế vì lương của cử nhân ngành luật sau ra trường rất cao???

Hầu hết các Cử nhân Luật Kinh tế khi ra trường đều có được nghề nghiệp với mức lương cao và ổn định. Thậm chí, ngay cả khi chưa tốt nghiệp, sinh viên ngành Luật Kinh tế đã có thể tận dụng kiến thức được học để làm nhiều việc làm thêm, tăng thu nhập để chi trả tiền học phí.

Trên thị trường pháp lý Việt Nam hiện nay, mức lương trung bình của Luật sư tại các văn phòng luật sư nổi tiếng, hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân như sau:

+ Chưa có kinh nghiệm: Từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng;
+ Kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Trên 6 triệu đồng/ tháng;
+ Kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Trên 10 triệu đồng/ tháng;
+ Kinh nghiệm từ 5 – 10 năm: Trên 20 triệu đồng/ tháng;
+ Mức lương của vị trí Partner/trưởng phòng: Từ 30 – 40 triệu đồng/ tháng và phần trăm doanh thu;
+ Mức lương của vị trí Managing Partner/Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty;

Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.

4. Ngành Luật Kinh Tế không bao giờ lỗi thời

Nhu cầu của xã hội càng cao thì đòi hỏi con người phải đưa ra những quy tắc để điều chỉnh và thực hiện. Tất cả mọi hoạt động trong xã hội đều có sự có mặt của pháp luật, luật pháp bao trùm lên mọi lĩnh vực, quan hệ, và nền kinh tế cũng không phải ngoại lệ.

Tốc độ phát triển của xã hội luôn song hành với sự phát triển của nền kinh tế. Xã hội càng phát triển thì nền kinh tế càng được mở rộng lớn mạnh, đòi hỏi hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được đảm bảo chặt chẽ và hoàn thiện. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

Việc nắm bắt và trang bị kiến thức về luật pháp trong và ngoài nước có ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào liên quan đến hoạt động kinh tế. Vì vậy, ngành Luật kinh tế sẽ còn tiến xa hơn nữa trong tương lai, chỉ cần nền kinh tế còn tồn tại, luật kinh kế ắt hẳn sẽ có đất dụng võ.

5. Được xã hội coi trọng

Lợi thế học ngành Luật nói chung và ngành Luật Kinh tế nói riêng được thể hiện rõ ràng nhất ở sự tôn trọng của xã hội. Nhiều Cử nhân tốt nghiệp ngành luật thành công trong nhiều ngành nghề khác nhau và thậm chí trở thành những nhà lãnh đạo được kính trọng. Công việc về luật pháp không dễ dàng nhưng những người đề cao công lý luôn là những người được tôn trọng nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.