Ngành Điện tử – Viễn Thông: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

Điện tử – Viễn Thông là một trong những ngành có tiềm năng phát triển, nhiều cơ hội việc làm và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông khá rộng lớn, chia thành rất nhiều lĩnh vực phong phú nên dễ khiến bạn hoang mang khi mới tìm hiểu ngành này.Chương trình học trực tuyến E-Learning ĐH Thái Nguyên mời bạn khám phá ngành Điện tử – Viễn Thông một cách khái quát và đầy đủ qua bài viết sau đây!

Ngành Điện tử – Viễn Thông là gì?  

Điện tử và Viễn Thông vốn có sự liên quan mật thiết với nhau nên mới đi theo cặp như vậy. Cụ thể, lĩnh vực Điện tử nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử, được xem như là “bộ não” điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh. Trong khi đó, lĩnh vực Viễn thông nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo nên các mạng lưới truyền dẫn thông tin cho mục đích giao tiếp xuyên biên giới. Từ đó, ngành Điện tử – Viễn Thông có thể hiểu đơn giản là ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các thiết bị truyền thông tin. Một số sản phẩm của ngành Điện tử – Viễn thông quen thuộc với mọi người có thể kể đến như tivi, điện thoại, máy tính, mạch điều khiển,…  Ngành Điện tử – Viễn Thông có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu để mọi người trao đổi, truy xuất thông tin, giám sát và điều khiển thiết bị thông minh một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Học gì trong ngành Điện tử – Viễn Thông?

Theo học ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, nguyên lý truyền thông tin và tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như:

  • Mạng không dây
  • Mạng truyền số liệu 
  • Kỹ thuật siêu cao tần và anten
  • Hệ thống phát thanh truyền hình
  • Công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh

Bởi ngành này mang tính ứng dụng cao, luôn bám sát thực tiễn theo nhu cầu của các doanh nghiệp và xu thế công nghệ mới nên sinh viên được thực hành và trải nghiệm nhiều. Sinh viên sẽ được học tập với các trang thiết bị của trường như:

  • Vận hành, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử – viễn thông 
  • Tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông trong công nghiệp và đời sống

Khi đi sâu vào từng chuyên ngành, sinh viên sẽ gặp gỡ khối lượng kiến thức đặc thù rộng lớn, tuy thú vị nhưng cũng nhiều thử thách.

Ngành Điện tử – Viễn Thông học ở đâu?

Ngành Điện tử – Viễn Thông thường được xem là một trong những ngành yêu cầu đầu vào cao điểm nhất ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Điều đó cho thấy độ thu hút của ngành đối với nhiều sinh viên có đam mê với kỹ thuật.

Nếu có điều kiện, bạn nên theo đuổi ngành Điện tử – Viễn Thông tại các nước có thế mạnh về ngành này để học hỏi những điều hay. Việc trải nghiệm trong môi trường theo chuẩn quốc tế từ khi còn trên ghế nhà trường sẽ tạo nền tảng tốt và điều kiện thuận lợi cho các kỹ sư tương lai thích ứng với yêu cầu công việc.Còn nếu bạn không muốn đi xa thì đã có chương trình học trực tuyến E-learning Đại Học Thái Nguyên của chúng tôi, tại đây các bạn sẽ được tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học của mình.

Tương lai của ngành Điện tử – Viễn Thông và cơ hội nghề nghiệp dành cho bạn

Tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực Điện tử – Viễn Thông vẫn đang sản sinh ra nhiều nghề nghiệp mới mà có thể chính bạn là một trong những người tiên phong đảm nhận. Không chỉ các công ty trong lĩnh vực viễn thông như Viettel, VNPT, FPT mà các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác như điện lực, ngân hàng, giao thông, quốc phòng – an ninh… vẫn cần sử dụng hạ tầng mạng viễn thông và máy tính. Điều đó có nghĩa bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn để phát triển sự nghiệp tương lai của mình. 

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:

  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, sản xuất thiết bị Điện tử – Viễn Thông, những công ty sản xuất vi mạch
  • Kỹ sư vô tuyến với kiến thức chuyên sâu về vận hành mạng, các mạng di động 2G/ 3G/ 4G/ 5G và cấu trúc mạng cũng như các thuật toán, tham số của tính năng mạng vô tuyến
  • Kỹ sư viễn thông đảm nhiệm nghiên cứu và phát triển mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh
  • Kỹ sư truyền dẫn đảm nhận việc vận hành, khai thác, giám sát lắp đặt mạng truyền dẫn
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô
  • Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, bưu chính viễn thông, bưu điện

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.