Quản lý tài chính, kiểm soát dòng tiền luôn đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp, thông qua các hoạt động phân tích tài chính, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch, sử dụng và báo cáo tài chính một cách hiệu quả.
Ngoài ra, trong nhiều năm trở lại đây, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán đang giữ được tốc độ phát triển rất ấn tượng ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.
Như vậy có thể thấy ngành Tài chính – Ngân hàng có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn như thế nào trong hoạt động kinh tế, thương mại. Chính vì vậy, nhân sự làm việc trong ngành Tài chính – Ngân hàng phải am hiểu sâu rộng các kiến thức trong lĩnh vực, và chương trình liên thông đại học ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ giúp bạn làm được điều đó.
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Những ai cần học liên thông Tài chính – Ngân hàng?
1. Chuyên viên, nhân viên làm việc trong các tổ chức hoạt động lĩnh vực tài chính (Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,…)
Đảm nhận những vị trí này đòi hỏi các chuyên viên, nhân viên phải có am hiểu trong lĩnh vực tài chính để thực hiện tốt các kỹ năng nghiệp vụ cũng như để thực hiện các công việc cung cấp, tư vấn, hỗ trợ khách hàng chính xác và hiệu quả nhất.
Chẳng hạn, chuyên viên tư vấn chứng khoán phải đọc, hiểu và phân tích được báo cáo tài chính của một công ty để xác định đúng đắn những cơ hội, rủi ro khi đầu tư cho công ty đó.
2. Nhân viên làm việc trong bộ phận tài chính tại các doanh nghiệp
Khác với công việc của nhân viên các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, nhân viên làm việc trong bộ bộ tài chính tại các doanh nghiệp cần am hiểu các kiến thức về lập kế hoạch tài chính, theo dõi dòng tiền, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đang làm việc cũng như của các đối thủ cạnh tranh.
3. Các cấp quản lý doanh nghiệp
Mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp là tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, các cấp quản lý tại doanh nghiệp phải là người hiểu rõ nhất các hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó vạch ra được kế hoạch, tổ chức, theo dõi quá trình thực hiện và đánh giá kết quả một cách đúng đắn và chính xác nhất.
Chương trình cử nhân Tài chính – Ngân hàng được học những gì?
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng trang bị cho sinh viên đầy đủ các kiến thức về hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác như:
- Nghiệp vụ huy động vốn
- Nghiệp vụ cho vay
- Chiết khấu giấy tờ có giá
- Kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối
- Thanh toán quốc tế
- Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm
- Thị trường chứng khoán, phân tích đầu tư chứng khoán
- …
Cơ hội việc làm sau khi học liên thông đại học ngành Tài chính – Ngân hàng
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp với các vị trí công việc cụ thể như sau:
- Chuyên viên phụ trách tài chính, kinh doanh tiền tệ, phân tích tài chính doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty tài chính đa quốc gia, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm.
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng, công ty.
- Ngoài ra, cử nhân tài chính ngân hàng có thể làm việc tại các cơ quan, công ty với vai trò của cán bộ thuế, phụ trách tiền lương, hoặc cũng có thể làm việc tại các công ty chứng khoán, bảo hiểm…
- Có năng lực công tác trong các tổ chức doanh nghiệp và ngân hàng ở các vị trí: giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, tổng giám đốc…
Thông tin tuyển sinh đại học ngành Tài chính – Ngân hàng
1. Đối tượng tuyển sinh
- Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và bằng tốt nghiệp THPT hoặc chứng nhận hoàn thành các môn văn hóa THPT.
- Người có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học
2. Phương thức tuyển sinh:
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập, tốt nghiệp toàn khóa bậc trung cấp/cao đẳng/đại học
3. Phương thức tổ chức đào tạo
Ngành Tài chính – Ngân hàng có 2 hình thức đào tạo là:
- Hệ vừa làm vừa học (hệ tại chức cũ)
Tổ chức học chủ yếu vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần
Tùy theo tình hình thực tế, nhà trường có thể bố trí giảng dạy linh hoạt các ngày trong tuần hoặc có thể bố trí học thêm các buổi tối trong tuần.
Địa điểm học tập: Tại trường hoặc các địa điểm nhà trường đặt lớp theo khu vực.
4. Hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
– 02 Phiếu đăng ký theo mẫu
– 02 Bản sao công chứng CMND, giấy khai sinh
– 02 Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT
– 02 Bản sao công chứng bảng điểm + bằng tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng
– 08 hình 3×4, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau.
Ngoài ra, thí sinh đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng muốn học tiếp lên trình độ đại học có thể tham khảo chương trình đào tạo từ xa phương thức eLearning. Đây là chương trình học online không cần đến lớp, sinh viên chủ động sắp xếp thời gian, địa điểm học tập; thi kết thúc môn tập trung tại các trạm đào tạo từ xa ở địa phương. Bằng cấp tương đương bằng chính quy theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN ĐẠI HỌC TỪ XA THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO E-LEARNING NĂM 2022
Địa chỉ nhận hồ sơ:
– Tại Hà Nội: Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
– Tại Tp. HCM: Số 469 Lê Hồng Phong, Phường 2, Quận 10, TP. HCM
Hotline: 086 280 6268