Cẩm nang kiến thức về LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC

Cẩm nang kiến thức về LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC

1. Những thông tin cần biết về Liên thông đại học

Liên thông đại học là một chương trình đào tạo đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được hết những vấn đề liên quan đến việc học liên thông.

Không như quan điểm của nhiều người, việc học liên thông đại học không đơn thuần chỉ là để lấy được tấm bằng đai học để dễ xin việc, để nâng hệ số lương,… mà đó còn là cả một quá trình bồi dưỡng thêm kiến thức, trao dồi thêm kỹ năng mà bậc học trước đó chưa được đào tạo, nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như mở rộng cơ hội thăng tiến cho bản thân.

Thực chất, liên thông là chương trình đào tạo tạo điều kiện cho sinh viên, vì nhiều lý do đã lựa chọn học trung cấp, cao đẳng sau khi tốt nghiệp THPT, có thể “chinh phục” giảng đường đại học.


Điều kiện học liên thông

– Trình độ học vấn: Điều kiện tiên quyết đó là sinh viên phải tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng (không phân biệt trung cấp/cao đẳng nghề hay chính quy).

Bên cạnh đó, một số sinh viên tốt nghiệp trung cấp 9+ (trung cấp sau lớp 9) cần phải tốt nghiệp THPT mới có thể đăng ký tuyển sinh học liên thông đại học.

– Tùy theo quy định của mỗi trường và ngành đào tạo, sinh viên cần đáp ứng một số điều kiện tuyển sinh. Có 2 hình thức tuyển sinh là:

  • Xét tuyển: Trường đào tạo sẽ dựa vào một hoặc nhiều điều kiện như: Xếp loại tốt nghiệp bậc THPT/Trung cấp/Cao đẳng, thâm niên công tác,…
  • Thi tuyển: Sinh viên phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh đầu vào do trường đào tạo tổ chức.


Các hình thức học liên thông

– Liên thông đại học chính quy: Sinh viên tham gia đào tạo phải học tập trung tại lớp giờ hành chính như sinh viên đại học chính quy.

– Liên thông đại học vừa làm vừa học (VLVH): Sinh viên tham gia đào tạo có thể học tập trung tại lớp ngoài giờ hành chính, thường là vào buổi tối hoặc vào thứ 7, chủ nhật.

– Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng còn có thể tham gia học đại học hệ từ xa trực tuyến, kết thúc khóa học vẫn sẽ được cấp bằng đại học tương đương như khi học liên thông chính quy hay VLVH.

Từ ngày 01/7/2019, bằng đại học được đào tạo theo hình thức chính quy hay tại chức, từ xa, liên thông đều có giá trị ngang nhau và không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng.


Thời gian học liên thông

Tương ứng với trình độ học vấn đầu vào và ngành học đăng ký sẽ có thời gian đào tạo khác nhau

– Trung cấp liên thông đại học: Từ 2,5 – 3 năm;

– Cao đẳng liên thông đại học: Từ 1,5 – 2 năm.

Thông thường, liên thông trái ngành có thời gian đào tạo lâu hơn liên thông cùng ngành.


2. Tầm quan trọng của việc học liên thông đại học


Hoàn thiện kiến thức và kĩ năng

– Kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp trong quá trình học là bắt buộc đối với sinh viên để phát triển hay lựa chọn nghề. Việc học kiến thức ở một hệ đào tạo cao hơn giúp sinh viên hoàn thiện bản thân thông qua những kiến thức chuyên ngành, kĩ năng thực hành nghề nghiệp chuyên sâu mà nhà trường cung cấp.


Nâng cao giá trị bằng cấp

– Dù là bằng cấp có giá trị quốc tế hay văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân thì việc sở hữu bằng cấp đại học vẫn là xu hướng nghề nghiệp chung. Bạn có cơ hội tiếp cận và thuyết phục nhà tuyển dụng nếu như sở hữu bằng cấp giá trị trong tay.


Mở rộng mối quan hệ hỗ trợ nghề nghiệp

– Mục đích học của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung là cùng phát triển một nghề nghiệp, vì thế trong quá trình học bạn hoàn toàn có thể thiết lập cho mình một mối quan hệ ngoài nhà trường để giúp bạn trong con đường sự nghiệp sau này.


Cơ hội việc làm luôn rộng mở

– Sở hữu lợi thế về bằng cấp cùng kĩ năng, kiến thức nghề nghiệp hay kinh nghiệm làm việc thực tế  chắc chắn sẽ mang lại cơ hội làm việc với chế độ đãi ngộ và cơ hội thăng tiến hơn nhiều.

– Nắm rõ lợi ích của việc liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học sẽ giúp bạn quyết định đúng đắn hơn việc có nên học hay không. Tuy nhiên, việc lựa chọn trường và ngành học phù hợp với khả năng bản thân, yêu cầu công việc hiện tại và điều kiện tài chính gia đình cũng là điều cần suy nghĩ.


3. Những ngành/khối ngành nhất định phải học liên thông

Liên thông đại học đều rất quan trọng đối với tất cả các ngành học. Tuy nhiên, dựa vào tình hình và định hướng phát triển của đất nước, mỗi giai đoạn sẽ có những ngành nghề mà việc học liên thông có phần quan trọng và cần thiết hơn.

– Ngành luật

Nếu giáo dục là nền tảng cho sự phát triển của mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều gắn liền với pháp luật. Vì vậy, người làm việc trong ngành luật và những ngành liên quan phải có sự am hiểu sâu rộng về luật pháp mới có thể đại diện pháp luật trong các hoạt động xã hội.

Chương trình đào tạo ngành luật ở bậc trung cấp, cao đẳng cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về luật pháp và chương trình liên thông đại học sẽ bổ sung thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên sâu hơn.


– Ngành kế toán

Kế toán là một trong những ngành học phổ biến nhất vì cơ hội việc làm của ngành rất lớn, mọi doanh nghiệp, công ty đều phải có bộ phận kế toán mới có thể hoạt động tốt được.

Điều này cũng có nghĩa là sự cạnh tranh giữa các ứng viên cho vị trí kế toán là không hề thấp. Bên cạnh kinh nghiệm làm việc thì trình độ đào tạo cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực ứng viên. Vì vậy, học liên thông ngành kế toán sẽ có cơ hội việc làm và cơ hội thăng tiến tốt hơn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC ĐẠI HỌC TỪ XA THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN E-LEARNING 2022

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.