10 Xu Hướng Giáo Dục Hàng Đầu Năm 2022

Nếu bạn là một nhà cải cách giáo dục, hoặc đơn giản chỉ là quan tâm đến các phương pháp đào tạo, việc tìm hiểu các xu hướng giáo dục có lẽ là một điều quan trọng với bạn. Bài viết sau đây chia sẻ 10 xu hướng giáo dục mới nhất trong năm 2022

1. E-learning (Học trực tuyến)

Học từ xa đã trở thành xu hướng giáo dục hàng đầu năm 2020 chỉ trong một thời gian ngắn, do sự lan truyền nhanh chóng của COVID-19 buộc các trường học phải đóng cửa. Điều này dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng đối với các nền tảng học trực tuyến. E-learning, một hình thức đào tạo dưới dạng điện tử, có thể là một chương trình đại học từ xa, hoặc cũng có thể là một khóa học online giúp doanh nghiệp đào tạo nhân viên những kỹ năng cần thiết.

Với E-learning, kiến thức được chuyển đến người học thông qua máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minhHọc online không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn mở ra nhiều cánh cửa học tập. Thay vì ở trong một môi trường học thụ động, người học có thể chọn những gì họ cần học một cách nhanh chóng và dễ dàng, mọi lúc mọi nơi. Các khóa học online với các hình thức truyền đạt thông tin như ảnh động, video, podcast… đem đến trải nghiệm học tập sống động và thực tế và cho người học.

Đa dạng là đặc điểm nổi bật của các nền tảng học trực tuyến. Bạn có thể dạy học viên của mình trong thời gian thực (đồng bộ) thông qua luồng trực tiếp hoặc các cuộc họp nhóm bằng Zoom hoặc Microsoft Teams. Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp ghi lại (không đồng bộ) với một loạt các phương tiện và chức năng kỹ thuật số có sẵn để làm phong phú các bài học. Một nền tảng học tập trực tuyến tốt cũng có thể được kết hợp với Hệ thống quản lý học tập (LMS) để bạn có thể theo dõi kết quả học tập của học viên.

Mặc dù E-learning đã ra đời từ lâu nhưng nó vẫn liên tục phát triển. Các nhà giáo dục đang sử dụng những lợi thế của công nghệ để làm cho việc học tập hiệu quả hơn. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều chương trình đại học từ xa được sản xuất và lựa chọn bởi học viên.

2. Video

Trong những năm gần đây, hình thức học tập với sự hỗ trợ của video ngày càng trở nên phổ biến hơn trong lớp học. Xu hướng này cũng đang bùng nổ trong bối cảnh ngày càng có nhiều người lựa chọn học từ xa. Video, đặc biệt là video hoạt hình, cực kỳ hữu ích để làm cho nội dung học trở nên hấp dẫn và dễ hiểu. Phương pháp này không những cải thiện kết quả học tập của học viên, mà còn giảm khối lượng công việc của giáo viên.

3. Công nghệ Blockchain

Công nghệ phân tán (DLT) từ blockchain mang lại rất nhiều lợi ích cho giáo dục, đặc biệt là lưu trữ dữ liệu. Mỗi khi dữ liệu mới được thêm vào, hệ thống sẽ thêm một “khối” khác vào hệ thống, vì vậy về mặt kỹ thuật, việc lưu trữ là vô hạn. Đồng thời, dữ liệu sẽ được mã hóa và phân phối trên nhiều máy tính trong hệ thống. Điều này làm cho dữ liệu giao dịch được minh bạch. Công nghệ blockchain cũng được sử dụng trong các khóa học trực tuyến (MOOC) để xác nhận kỹ năng và kiến ​​thức. Hệ thống DLT sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ E-learning giải quyết các vấn đề liên quan đến quy mô và chi phí.

4. Dữ liệu lớn (Big Data)

Để đáp ứng nhu cầu của người học, trải nghiệm học tập cần được cá nhân hóa. Với sự bùng nổ của việc học trực tuyến, giờ đây chúng ta có dữ liệu lớn hơn bao giờ hết. Nhờ Big Data, các nhà thiết kế chương trình học có thông tin liên quan về trải nghiệm của người học để tùy chỉnh và thiết kế khóa học theo một định dạng phù hợp. Một số thông tin bao gồm chủ đề khóa học, ghi danh, thành tích của học viên (thời gian học mỗi khóa học, kết quả kiểm tra) và phản hồi của người học (xếp hạng, khảo sát).

5. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Dự đoán đến năm 2021, AI có thể trở thành xu hướng chính và tăng trưởng hơn 45%. Tại sao xu hướng này lại bùng nổ mạnh mẽ đến vậy? Trước hết, AI có thể tự động hóa các hoạt động cơ bản trong giáo dục, như chấm điểm. Giờ đây, giáo viên có thể tự động chấm điểm cho các câu hỏi trắc nghiệm và điền vào chỗ trống. Như vậy, việc chấm điểm tự động bài viết của học sinh có thể không còn xa.

Hơn nữa, cả người học và các nhà giáo dục đều có thể hưởng lợi từ AI. Ví dụ: sinh viên có thể nhận được sự trợ giúp từ các trợ giảng AI khi giáo viên quá bận để có thể hỗ trợ tất cả mọi người. Ngoài ra, các chương trình dựa trên AI có thể cung cấp cho cả người học và các nhà giáo dục những phản hồi hữu ích. Đó là lý do tại sao một số trường học sử dụng hệ thống AI để theo dõi sự tiến bộ của học sinh và cảnh báo cho giáo viên khi xảy ra những vấn đề với học sinh. Do đó, không có gì quá xa vời khi cho rằng AI là một trợ thủ đắc lực cho việc giảng dạy trên lớp. 

6. Phân tích dữ liệu học tập (Learning Analytics)

Nhu cầu cho việc phân tích dữ liệu học tập ngày càng phát triển, đặc biệt là đối với giáo dục đại học. Phân tích dữ liệu học tập cho phép các nhà giáo dục đo lường và báo cáo quá trình học tập của sinh viên. Từ đó, họ có thể hiểu rõ hơn và tối ưu hóa việc giảng dạy. Khi giáo viên có những hiểu biết sâu sắc về quá trình học tập của học viên, họ có thể nâng cao kiến ​​thức và khả năng tiếp thu của học viên. Ví dụ, giáo viên có thể xem loại thông tin nào (văn bản, hình ảnh, đồ họa thông tin hoặc video) mà học viên yêu thích nhất và sử dụng nó nhiều hơn trong các bài học. Ngoài ra, giáo viên có thể xác định những phần kiến ​​thức không được truyền đạt hiệu quả và đẩy mạnh chúng với học viên vào lần sau. Ngoài ra, phân tích dữ liệu học tập giúp các nhà giáo dục xác định những học sinh gặp khó khăn trong việc học. Từ đó, giáo viên có thể giúp học sinh phát huy hết tiềm năng của mình.

7. Trò chơi hóa (Gamification)

Nếu bạn đang tìm cách biến việc học thành một trải nghiệm thú vị và hấp dẫn hơn, thì trò chơi hóa là xu hướng giáo dục phù hợp nhất. Yếu tố chơi game giúp tạo ra một môi trường học tập vui nhộn và tích cực cho người học. Học sinh có thể học và thực hành trong khi tham gia vào các hoạt động trò chơi thú vị. 

Việc áp dụng trò chơi hóa học phổ biến nhất trong lĩnh vực giáo dục mầm non và tiểu học. Đó là vì trẻ em nhanh chóng tham gia vào các trò chơi hoặc đạt được điểm số cao hơn trong một trò chơi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giáo dục đại học hoặc đào tạo trong công ty không cần các yếu tố thú vị để cải thiện mức độ tương tác của người học.

8. Trải nghiệm nhập vai với VR và AR

Trải nghiệm học tập đã trải qua một sự thay đổi to lớn kể từ khi Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR) được đưa vào giáo dục. Sự gia tăng nhu cầu học tập qua trải nghiệm thúc đẩy sự phát triển của VR và AR trong đào tạo. Trong khi VR xây dựng một thực tế không có thật, AR cung cấp những trải nghiệm nâng cao về một hoàn cảnh thực. Do đó, chúng giúp học sinh hiểu được các khái niệm phức tạp mà những hình ảnh đơn giản, hoặc thậm chí các thí nghiệm trong phòng thực hành, không thể làm được. Ví dụ: VR khá hữu ích khi bạn tham gia một khóa đào tạo y tế. Cụ thể, VR tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm các ca phẫu thuật trong thế giới thực trong một môi trường ít rủi ro.

9. STEAM

STEAM bao gồm các nội dung Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Arts) và Toán học (Math). Các chương trình STEAM nhằm giải quyết các vấn đề trong thế giới thực, thông qua các hoạt động thực hành và thiết kế sáng tạo. Về ưu điểm của STEAM, điều đầu tiên là nó giúp học sinh ngày càng tò mò hơn về thế giới xung quanh. Hơn nữa, nó cũng tạo ra một môi trường an toàn để người học thoải mái thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình. Sự thoải mái khi học thực hành cũng giúp học sinh tương tác tốt hơn với những người khác.

10. Mạng xã hội

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mạng xã hội sẽ là một phần của giáo dục? Trong khi hầu hết tất cả mọi người, từ già đến trẻ, đều đang sử dụng mạng xã hội – tại sao chúng ta không biến nó thành một công cụ mạnh mẽ để nâng cao học tập? Nhiều cơ sở giáo dục đã bắt đầu sử dụng mạng xã hội như một công cụ giao tiếp để sinh viên có thể tăng cường tương tác với nhau. Học sinh có thể chia sẻ tài liệu học tập, thảo luận với những người khác trong một nhóm, hoặc dễ dàng nhận xét về bài đăng của người khác. Ngay cả một video học tập cũng có thể lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.  Mạng xã hội là một công cụ giáo dục đầy tiềm năng để xây dựng văn hóa cộng tác và chia sẻ, giúp nâng cao trải nghiệm học tập.

HỌC TRỰC TUYẾN ĐANG LÀ XU THẾ GIÚP SINH VIÊN, NGƯỜI ĐI LÀM DỄ DÀNG TRONG LẤY BẰNG ĐẠI HỌC trong 2022

Đăng ký ngay để nhận tư vấn miễn phí từ các thầy cô: daihoctructuyen.com.vn

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *